Bỏ Ngay Những Thói Quen Khiến Máy Lạnh “Ngốn” Nhiều Điện Hơn

suachuadienlanhhcm.com 55 lượt xem
Rate this post

Hầu hết các thiết bị điện đều cần được bảo quản và sử dụng đúng cách để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả bền đẹp hơn, điều hòa/ máy lạnh cũng vậy nếu bạn sử dụng sai cách sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy mà còn có thể khiến hóa đơn tiền điện tăng vùn vụt mỗi tháng.

Nếu nhận thấy máy lạnh nhà bạn đột nhiên tốn điện hơn, hãy cùng Điện Lạnh Trần Lê tìm hiểu những thói quen sử dụng khiến máy lạnh “ngốn” nhiều điện năng hơn qua bài viết sau đây để xem bạn có mắc phải thói quen nào không nhé!

1. Lắp đặt điều hòa/máy lạnh ở góc tường

Nếu có ý định lắp đặt điều hòa/máy lạnh ở góc tường thì bạn nên suy nghĩ lại. Bởi khi lắp điều hòa ở góc tường nóng sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải và chạy tốn điện hơn bình thường.

Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Bằng cách này, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.

2. Không sử dụng thêm quạt làm mát cho phòng diện tích rộng

Một chiếc máy quạt sẽ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn bằng cách luân chuyển không khí khắp phòng, đặc biệt là với những không gian rộng như phòng khách, cửa hàng,…

Nó không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giảm hao mòn cho các bộ phận của máy điều hòa. Quạt giúp tạo hiệu ứng gió lạnh, tạo cảm giác thoải mái hơn vì thế lắp thêm một chiếc quạt sẽ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả tiêu tốn ít điện năng hơn trong những gian phòng diện tích rộng.

Bỏ Ngay Những Thói Quen Khiến Máy Lạnh “Ngốn” Nhiều Điện Hơn

3. Công suất máy lạnh không tương thích với diện tích phòng

Máy lạnh có công suất quá lớn hơn so với diện tích phòng thì máy sẽ không ngừng chu kỳ mở và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.

Ngược lại, nếu phòng quá rộng nhưng bạn sử dụng điều hòa công suất nhỏ thì máy phải hoạt động liên tục quá công suất gây hao tốn điện năng nhưng vẫn không có hiệu quả làm mát. Tốt nhất, hãy tính toán chính xác công suất điều hòa phù hợp cho nhu cầu làm mát cho không gian bạn cần sử dụng.

4. Bật/tắt hoặc tăng/giảm nhiệt độ máy lạnh liên tục

Có rất nhiều người vẫn giữ thói quen bật điều hòa tới khi phòng mát rồi tắt đi, đến khi nào nóng lại bật lên. Thực tế, đây là một sai lầm kiểu “tính già hóa non”, vì khi khởi động lại, máy điều hòa “ngốn” rất nhiều điện năng.

Thay đổi trạng thái nóng-lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu. Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa khi thấy phòng đủ mát.

Khi điều hòa được bật, máy sẽ cần tiêu thụ một lượng lớn điện năng để thực hiện hàng loạt các tác vụ như khởi động máy nén, khởi động quạt và làm mát không khí tới nhiệt độ yêu cầu. Việc bật/tắt nhiều lần sẽ khiến cho quá trình này lặp đi lặp lại nên rất tốn điện.

Tương tự như vậy, khi bạn điều chỉnh tăng/giảm nhiệt độ liên tục cũng khiến cho điều hòa phải làm việc nhiều để có thể đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ của bạn, từ đó khiến cho điện năng bị tiêu hao nhiều hơn.

5. Bật điều hòa/máy lạnh cả ngày

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiều gia đình thường giữ thói quen bật điều hòa 24/24 giờ. Tuy nhiên, thói quen này không chỉ khiến tiền điện tăng mạnh, ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy mà còn gây nên những ảnh hưởng không hề tốt cho sức khỏe.

Thay vì ngồi cả ngày trong phòng điều hòa, bạn nên mở cửa để tranh thủ tận hưởng những làn gió mát tự nhiên, đồng thời để không khí được lưu thông, tránh cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ trong phòng nhé.

Bỏ Ngay Những Thói Quen Khiến Máy Lạnh “Ngốn” Nhiều Điện Hơn

6. Bật nhiệt độ thấp nhất khi vào phòng

Thông thường, khi mới vào phòng có rất nhiều người thường bật nhiệt độ thấp nhất để phòng được làm lạnh nhanh. Thế nhưng, lúc này thiết bị lại phải vận hành hết công suất nên khá tốn điện năng.

Ngoài ra, khi hạ nhiệt độ quá thấp như vậy còn khiến cho người dùng có nhiều nguy cơ bị sốc nhiệt. Các chuyên gia khuyên bạn nên bật nhiệt độ ở khoảng 25 độ C, sau đó nếu vẫn cảm thấy nóng thì có thể kết hợp quạt cây hay quạt trần để tăng hiệu quả làm mát.

7. Lạm dụng chế độ Dry sai cách

Một số người truyền tai nhau về hiệu quả tiết kiệm điện khi sử dụng chế độ Dry, thế nhưng, chế độ Dry chỉ phù hợp sử dụng cho những ngày có độ ẩm không khí cao (khoảng 60 – 70% và thường là vào mùa mưa, nồm ẩm).

Còn vào mùa hè oi nóng, độ ẩm không khí luôn thấp, nếu thường xuyên sử dụng chế độ Dry thì sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng da khô, nứt nẻ và khó chịu hơn khi căn phòng vẫn không đủ mát.

8. Che chắn quá kỹ cho cục nóng

Nhiều người cẩn thận tới mức làm giàn che cho cục nóng để tránh những hư hại do thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng, theo các chuyên gia thì việc làm này là hoàn toàn không cần thiết bởi bản thân cục nóng đã được thiết kế đặc biệt với lớp chống ăn mòn, có thể chịu được nắng, mưa nên sẽ không dễ gì mà bị hư hỏng.

Việc che chắn cục nóng quá kín còn khiến cho lượng không khí hút vào và lưu thông bị hạn chế, khiến khả năng làm lạnh của cục lạnh bên trong bị giảm đi, từ đó làm cho thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Các chuyên gia cũng khuyên người dùng chỉ cần đặt cục nóng ở nơi không quá thấp để tránh ngập nước và đặt ở nơi thông thoáng để thiết bị hoạt động hiệu quả.

9. Không vệ sinh, bảo trì máy lạnh thường xuyên

Một trong những sai lầm của người dùng khiến tiền điện tăng cao đó chính là không vệ sinh máy lạnh định kỳ. Không ít gia đình thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy điều hòa hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy nhiên, bụi bẩn bám vào sẽ khiến cho khả năng làm mát của điều hòa bị giảm, đồng thời tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu không vệ sinh thường xuyên thì điều hòa cũng là nơi mà vi khuẩn trú ngụ, có thể gây nên một số bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ hay người có sức đề kháng kém.

Lời khuyên dành cho bạn là nên vệ sinh máy lạnh định kỳ 3 tháng một lần, cụ thể còn tùy vào điều kiện môi trường sử dụng để tránh bụi bẩn, mảng bám lâu gây hỏng hóc và khiến máy lạnh tiêu hao nhiều điện năng.

10. Không tận dụng được hết tính năng máy điều hòa thế hệ mới

Nhiều gia đình đầu tư tiền để đổi máy điều hòa thế hệ mới, nhưng lại không khai thác hết những tính năng của máy. Máy điều hòa thế hệ mới với thiết kế tam diện mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe, đồng thời  có khả năng làm mát vượt trội và tiết kiệm điện năng so với điều hòa truyền thống.

Những dòng sản phẩm điều hòa thế hệ mới trên thị trường còn có những tính năng cải tiến khác dành cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. Tận dụng hết những tính năng của máy điều hòa thế hệ mới, bạn vừa có thể tiết kiệm điện, vừa bảo đảm sức khỏe của cả gia đình trong mùa nóng.

11. Sử dụng điều hòa/ máy lạnh đã quá cũ

Việc dùng điều hòa đã cũ sẽ “ngốn” khá nhiều điện năng và nhiều chi phí bảo dưỡng, ví dụ như tiền bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chưa kể hiệu suất làm mát của máy cũ không cao do động cơ yếu nên số tiền điện phải chi trả hằng tháng có khi còn cao gấp nhiều lần số tiền thay một chiếc điều hòa mới. Theo các chuyên gia, cứ sau 10 năm sử dụng thì người dùng cần xem xét để thay mới điều hòa nhằm đảm bảo hiệu suất làm mát và khả năng tiết kiệm điện năng.

Qua bài viết trên hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách sử dụng điều hòa/máy lạnh hiệu quả tiết kiệm điện năng. Điện Lạnh Trần Lê chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặtvệ sinhbảo dưỡng máy lạnh tại khu vực TP.HCM cam kết giá rẻ, phục vụ tận tình. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp năng động trong công việc, trang thiết bị hiện đại chúng tôi luôn cam kết mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gửi tin nhắn Chat Zalo
0917133468
Liên hệ