Hỏi đáp

suachuadienlanhhcm.com 146 lượt xem
Rate this post

Giá vệ sinh máy giặt có đắt không?

Giá vệ sinh máy giặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại máy (cửa trên, cửa trước), khối lượng, thương hiệu… Mức giá vệ sinh máy giặt của Điện lạnh Trần Lê như sau:

  • Vệ sinh máy giặt cửa trên: 250,000 – 350,000 đồng/máy.
  • Vệ sinh máy giặt cửa trước: 550,000 – 700,000 đồng/máy
  • Bảo hành sau vệ sinh từ 3 – 6 tháng.

Vì sao nước máy giặt không chảy vào thùng giặt?

Đây là sự cố thường gặp ở máy giặt, đặc biệt là máy giặt lồng ngang. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Van cấp nước đang khóa: bạn cần kiểm tra van cấp nước đã được mở/mở hết cỡ hay chưa. Nếu chưa, hãy mở van nước và theo dõi xem nước có chảy vào thùng giặt không.
  • Áp suất nước thấp: áp suất yếu khiến nước không thể chảy được vào trong máy giặt. Bạn có thể sử dụng bơm trợ lực để tăng áp suất của nước.
  • Công tắc cảm biến lực bị hỏng, khiến nguồn nước không được cấp vào lồng giặt
  • Board mạch bị hư hỏng: đây là nguyên nhân phức tạp nhất, do board mạch được ví như “bộ não” của máy giặt. Khi board mạch gặp lỗi, mọi hoạt động của máy giặt đều bị ảnh hưởng.
  • Lưới lọc van cấp nước bị bẩn, ngăn cản dòng chảy của nước vào thùng giặt.
  • Bạn nên thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Hãy liên hệ với các cơ sở sửa máy giặt uy tín để được kiểm tra và tư vấn.

Máy giặt nước không xả ra

Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt không xả nước, cụ thể như sau:

  • Ống xả nước của máy giặt bị tắc hoặc vặn xoắn: bạn nên làm thẳng ống ra hoặc tốt nhất là thay ống mới nếu không thể khắc phục.
  • Nắp máy đóng chưa chặt, khiến chức năng xả nước không hoạt động.
  • Dây curoa bị đứt, hỏng khiến chương trình giặt bị ngừng, do đó nước cũng không thể xả ra được.
  • Bộ lọc xơ vải bị nghẽn, làm cho máy bơm không thể hút nước ra ngoài.
  • Nếu bạn đã kiểm tra tất cả các vấn đề trên nhưng máy vẫn không xả nước, hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa máy giặt uy tín để được hỗ trợ

Bảng điều khiển bị nóng lên khi máy đang hoạt động

  • Nguyên nhân của hiện tượng này là do những linh kiện bên dưới bảng điều khiển đang phát nhiệt khi hoạt động. Thời tiết nóng bức cũng là yếu tố cộng hưởng làm tăng nhiệt độ của bảng điều khiển.
  • Bạn nên tạm dừng hoạt động của máy giặt khi cảm thấy bảng điều khiển quá nóng. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa máy giặt uy tín để được trợ giúp.

Vì sao thời gian máy giặt xả nước quá lâu?

Thời gian xả nước quá lâu có thể do ống xả bị lắp sai quy định, bị tắc nghẽn hoặc biến dạng (vặn, xoắn, gập..) khiến lượng nước thoát ra ít hơn so với tiêu chuẩn. Nếu gặp hiện tượng này, bạn hãy tạm ngưng máy giặt và kiểm tra lại ống xả. Hãy thay ống xả mới khi cần thiết.

Bột giặt còn dính trên áo quần sau khi giặt

Nguyên nhân của hiện tượng này là do bạn đã sử dụng lượng bột giặt nhiều hơn mức cần thiết, khiến bột giặt dư thừa đọng lại trên quần áo. Mặt khác, ở những nơi khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thấp không thể hòa tan hoàn toàn bột giặt. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy hòa bột giặt với nước ấm (Trên 40 độ C) để hòa tan hoàn toàn trước khi cho vào máy giặt.

Máy giặt cấp nước ở tiến trình vắt?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do máy giặt bị mất cân bằng, khi đó máy sẽ cấp nước vào để dàn đều quần áo. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy sắp xếp quần áo cẩn thận khi cho vào lồng giặt, tránh để quần áo cuộn vào nhau gây mất cân bằng. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra chân máy có cân bằng không và điều chỉnh nếu bị lệch.

Đồ giặt bị rách?

Thật không vui khi thấy quần áo bị rách sau khi giặt. Ban hãy cẩn thận kiểm tra các nguyên nhân sau để hạn chế tình trạng này:

  • Quần áo có phụ kiện bằng kim loại
  • Trong đồ giặt có chứa vật thể lạ như kẹp tóc, chìa khóa…
  • Bạn cho quá nhiều quần áo vào máy giặt, khiến chúng dồn ép hoặc quấn vào nhau gây rách
  • Bạn dùng lực quá mạnh kéo quần áo ra khỏi lồng giặt
  • Bột giặt bạn sử dụng có quá nhiều chất tẩy, khiến quần áo nhanh xơ, mòn, bạc màu.
  • Nhiệt độ của nước quá nóng.
  • Bạn cần phân loại đồ trước khi giặt, loại bỏ các vật kim loại, sắc nhọn có thể làm hỏng quần áo. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn loại nước giặt/bột giặt phù hợp nhé.

Vì sao Máy giặt không vắt?

Máy thông báo đã hoàn tất quá trình giặt, nhưng quần áo còn ướt sũng nước. Đó là do máy giặt đã không vắt. Những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Ống xả bị tắc nghẽn, khiến nước không thể thoát ra được. Điều này dẫn đến chế độ vắt cũng không hoạt động.
  • Nắp máy giặt không đóng kín nên chức năng vắt không hoạt động.
  • Dây đai hoặc động cơ bị hỏng, khiến máy không thể quay vắt.
  • Máy giặt bị lỗi chương trình vắt. Lỗi này có thể do nhà sản xuất hoặc bạn vô tình đặt các vật thể có từ tính lên trên bảng điều khiển khiến cho chương trình bị lỗi.
  • Quần áo đặt không cân đối trong lồng giặt nên máy giặt báo lỗi, không thể vắt.
  • Máy giặt kê không cân bằng, vị trí lắp đặt không vững chắc khiến cho máy kêu to trong quá trình sử dụng và không thể vắt quần áo.
  • Để khắc phục triệt để lỗi này, bạn hãy liên hệ với các cơ sở sửa chữa máy giặt uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết.

Thời gian giặt quá lâu?

Nếu bạn thấy máy giặt quá lâu, có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Nguồn nước cấp vào quá yếu: thời gian giặt/xả/vắt là cố định, do đó nếu tổng thời gian tăng lên thì nguyên nhân thường nằm ở khâu cấp nước. Khi nguồn nước yếu, thời gian để đạt được lượng nước tiêu chuẩn sẽ dài hơn. Bạn hãy sử dụng bơm tăng áp để giúp nước mạnh hơn, giảm thời gian giặt.
  • Nguồn điện yếu, không ổn định sẽ khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, máy giặt sẽ báo lỗi và dừng hoạt động. Hãy đảm bảo nguồn điện ổn định trước khi sử dụng máy giặt bạn nhé!
  • Chọn sai chế độ giặt: các chế độ như giặt ngâm, vắt cực khô… sẽ tốn nhiều thời gian hơn thông thường.

Nước không chảy ra khỏi ống xả mặc dù đang ở chế độ xả tràn?

Nguyên nhân của hiện tượng này là do mực nước và áp suất nước được cài đặt thấp hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cài đặt lại mực nước thích hợp và điều chỉnh lại áp suất nước (tối thiểu 15 lít/phút)

Máy giặt có tiếng kêu lạch cạch?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng máy giặt kêu lạch cạch, bao gồm:

  • Máy giặt kê lệch, không cân bằng ở 4 chân.
  • Quần áo trong lồng giặt bị lệch, khiến máy mất cân bằng.
  • Trong lồng giặt có vật thể lạ, khiến máy giặt khi quay phát ra tiếng động.
  • Bạn hãy tắt máy giặt, điều chỉnh chân máy và sắp xếp lại quần áo trong lồng giặt, loại bỏ các vật thể lạ (nếu có)

Máy giặt cấp nước khi đang ở giữa tiến trình giặt hoặc xả?

Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi lượng nước bạn cung cấp cho máy giặt không đủ, hoặc trong quá trình giặt/xả bạn bỏ thêm quần áo vào máy. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên điều chỉnh lại lượng nước cấp cho máy giặt. Cùng với đó, hãy chia quần áo thành nhiều mẻ giặt, tránh can thiệp vào quá trình giặt/xả của máy.

Máy không tự động tắt nguồn sau khi kết thúc quá trình giặt?

Có 2 nguyên nhân chính khiến máy không tự động tắt nguồn, đó là máy chưa hoàn thành chương trình giặt hoặc chương trình điều khiển bị lỗi. Lỗi thứ nhất thường là nguyên nhân chính, trong khi lỗi thứ hai hiếm khi xảy ra. Cụ thể, máy giặt bị cúp nước hoặc van xả nước có vấn đề khiến cho máy giặt ngừng hoạt động. Máy giặt bị cúp điện đột ngột hoặc nhảy CP cũng gây ra tình trạng trên. Với 2 trường hợp trên, bạn chỉ cần khởi động để máy tiếp tục giặt là xong.

Nếu bạn đã kiểm tra nguồn điện, van xả, nguồn nước đều bình thường mà máy vẫn không tự động tắt nguồn, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín để được hỗ trợ.

Khi máy giặt bị rò điện?

Hiện tượng rò điện của máy giặt rất nguy hiểm đối với an toàn của bạn và gia đình. Bạn có thể dùng bút thử điện chạm vào vỏ máy, nếu đèn sáng nghĩa là máy đã bị rò điện. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện tiếp đất cho máy giặt theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một đoạn dây điện dài khoảng 2m.
  • Bước 2: Tháo một con ốc vít phía sau máy giặt (lưu ý nên ốc ở vị trí bề mặt kim loại để tiếp đất được hiệu quả).
  • Bước 3: Tách 2 đầu dây điện, mỗi đầu thành đoạn dài khoảng 5 – 10cm.
  • Bước 4: Tiến hành xoắn 1 đầu dây với con ốc ở trên và đầu còn lại với cọc tiếp đất. Cuối cùng, bạn vặn chặt ốc vít là xong.
  • Trong trường hợp không biết nối đất, bạn hãy mang dép khi sử dụng máy giặt nhé!

Vì sao máy giặt xả nước liên tục khi giặt?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do van đóng mở vòi xả nước trên máy giặt bị hư hỏng. Trong quá trình sử dụng, van bị kẹt bởi các vật thể lạ trong quần áo hoặc mảng bám của nước tích tụ làm tắc nghẽn. Để khắc phục, bạn có thể tiến hành xả nhiều lần để vật thể lạ trôi ra ngoài. Nếu cách trên không được, hãy liên hệ với trung tâm sửa máy giặt uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ tại nhà.

Khi máy giặt kêu to, rung mạnh?

Đây là lỗi không hiếm gặp ở máy giặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy giặt kêu to và rung mạnh, cụ thể như sau:

  • Máy giặt kê ở vị trí không bằng phẳng, khiến cho lồng giặt bị nghiêng và va chạm với vỏ máy giặt.
    Máy giặt quá tải
  • Vật thể lạ trong máy giặt va chạm vào lồng giặt gây tiếng ồn
  • Lò xo giảm xóc bị hư hỏng
  • Nước cấp vào máy giặt bị thiếu, quần áo ma sát với lồng giặt gây ra tiếng ồn lớn
  • Quần áo bị quấn vào nhau, dồn về một phía gây mất cân bằng lồng giặt
  • Cốt và bạc đạn bị vỡ, khiến mọi hoạt động xoay của máy giặt đều rung lắc dữ dội hơn

Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên lưu ý:

  • Kê máy giặt ở vị trí bằng phẳng, cố định chắc chắn chân máy
  • Phân loại quần áo, giặt nhiều mẻ khác nhau
  • Kiểm tra các vật dụng trong túi quần, túi áo trước khi giặt
  • Cấp lượng nước cần thiết cho máy
  • Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt thường xuyên
  • Hãy liên hệ với cơ sở sửa máy giặt uy tín nếu bạn cần sự trợ giúp.

Sử dụng gia đình nên mua máy giặt mấy kg là vừa?

Đầu tiên, bạn cần xác định số thành viên trong gia đình và lượng quần áo thay/giặt hàng ngày. Nếu bạn giặt quá ít quần áo sẽ tốn điện, nước. Nếu bạn giặt quá nhiều, quần áo sẽ không sạch và dễ hư hại máy. Bạn chỉ nên giặt tối đa 80% khối lượng cho phép của máy để có hiệu quả cao nhất. Chúng tôi xin gợi ý cho bạn cách lựa chọn khối lượng giặt cho máy như sau:

  • Nhà có từ 2 đến 3 người: máy giặt dưới 7.5 kg.
  • Nhà có từ 4 đến 5 người: máy giặt từ 7.5 kg đến 8.5 kg.
  • Nhà có trên 6 người: máy giặt từ 8.5 kg trở lên.

Làm thế nào để tiết kiệm điện cho máy giặt khi sử dụng?

Điện lạnh Trần Lê xin chia sẻ một số bí quyết giúp bạn tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt:

  • Lựa chọn chương trình giặt phù hợp với khối lượng quần áo. Riêng đối với chăn, drap, gối, bạn nên chọn chương trình giặt dài để làm sạch hiệu quả.
  • Lựa chọn mức nước phù hợp với khối lượng giặt
  • Sử dụng loại bột giặt chuyên dụng cho máy giặt và loại quần áo
  • Chọn chế độ vắt phù hợp với quần áo, vừa tiết kiệm điện vừa trách hư hại
  • Không giặt quần áo quá nhiều hoặc quá ít

Nhiệt độ thích hợp để giặt là bao nhiêu?

Tùy từng loại quần áo, chất liệu vải khác nhau mà bạn nên lựa chọn nhiệt độ nước phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Từ 30 – 40 độ C: phù hợp với vải mỏng, dễ rách, dễ phai màu. Giặt ở nhiệt độ này sẽ giúp tiết kiệm điện năng.
  • 40 độ C: đây là nhiệt độ phổ biến ở nhiều loại máy giặt. Vải cotton, lông cừu, len, chăn, drap… đều có thể giặt ở nhiệt độ này.
  • Từ 40 – 60 độ C: các loại đồ lót, tã lót, khăn tắm… tiếp xúc trực tiếp với da có thể giặt ở nhiệt độ này.
  • 60 độ C: các loại vải bền màu, vải bông, vải lanh đều có thể giặt sạch ở mức nhiệt này mà không bị hư hại
  • Từ 60 – 95 độ C: nhiệt độ này phù hợp với quần áo trẻ em hoặc chất liệu vải không phai màu.

Giá vệ sinh tủ lạnh có đắt không?

Tùy vào thương hiệu tủ lạnh và dung tích mà giá sửa chữa cũng sẽ khác nhau. Thông thường, giá sửa tủ lạnh dao động trong khoảng 350,000 – 400,000 đồng. Các bước vệ sinh tủ lạnh bao gồm:

  • Kiểm tra nguồn điện, dây điện của tủ lạnh
  • Chạy thử tủ lạnh để kiểm tra tính năng có hoạt động không
  • Kiểm tra thiết bị bên trong tủ lạnh bằng Ampe kế
  • Vệ sinh tủ lạnh kĩ càng bên trong/bên ngoài
  • Kiểm tra lượng gas và bơm thêm (báo khách hàng trước khi bơm)
  • Kiểm tra tủ lạnh lần cuối sau khi vệ sinh.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh?

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho đúng cách là việc không hề dễ dàng. Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Thực phẩm cần được bọc kín hoặc để trong hộp chuyên dụng
  • Không để lẫn lộn thực phẩm tươi sống/thực phẩm chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Phân loại thực phẩm theo thời gian/hạn sử dụng, tránh hư hỏng gây lãng phí.
  • Hạn chế dự trữ các thực phẩm có mùi trong tủ lạnh, ví dụ như sầu riêng, mắm tôm…
  • Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh

Một số loại thực phẩm không nên dự trữ trong tủ lạnh bao gồm:

  • Các loại củ dễ lên mầm như khoai tây, hành, tỏi…
  • Cà chua và bơ, bạn có thể dự trữ trong tủ lạnh nhưng nhiệt độ bên ngoài mới là tốt nhất
  • Chuối xanh: nếu bỏ chuối xanh vào tủ lạnh, chuối sẽ bị nhũn và hỏng. Bạn chỉ nên bảo quản chuối chín trong tủ thôi nhé!

Tủ lạnh của tôi đang hoạt động thì tự ngưng và một lúc sau chạy lại, tủ lạnh có bị hư hay không và tại sao?

  • Đầu tiên, bạn cần kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh có ở mức bình thường hay không. Nếu có, tủ lạnh của bạn không bị hư hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chức năng chống đóng tuyết của tủ lạnh. Khi nhiệt độ đạt đến mức yêu cầu, bộ cảm biến báo hiệu cho tủ lạnh tạm dừng hoạt động cho đến khi nhiệt độ tăng lên. Quá trình này lặp đi lặp lại nên bạn không cần lo lắng. Đối với tủ lạnh inverter, tủ lạnh sẽ giảm công suất xuống thấp để duy trì nhiệt độ cần thiết; do đó bạn sẽ cảm thấy như tủ đang dừng hoạt động.
  • Trong trường hợp tủ lạnh không lạnh, vậy nó đã gặp vấn đề. Bạn cần gọi ngay cho các cơ sở sửa tủ lạnh uy tín để được kiểm tra kĩ càng tại nhà.

Tại sao tủ lạnh của tôi bị kém lạnh (đối với tủ lạnh không đóng tuyết)?

Có nhiều nguyên nhân khiến tủ lạnh bị kém lạnh, cụ thể như sau:

  • Tủ lạnh bị hết gas, hoặc gas đã gần cạn kiệt, không khí không được làm lạnh.
  • Viền cao su ở cánh cửa tủ lạnh bị mòn, khiến khí lạnh thoát ra ngoài.
  • Bộ chỉnh nhiệt độ bị lỗi, hoặc bạn chỉnh mức nhiệt quá thấp
  • Bạn dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
  • Đèn báo vẫn sáng kể cả khi đóng cửa, khiến chức năng làm lạnh của tủ bị ảnh hưởng bởi sức nóng từ bóng đèn.
  • Cuộn dây ngưng của tủ lạnh bị bẩn.
  • Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng tủ kém lạnh, bạn hãy liên hệ với cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra trực tiếp tại nhà.

Xin cho biết tủ lạnh bị thiếu gas có hiện tượng như thế nào?

Khi thiếu gas, tủ lạnh có những hiện tượng như:

  • Tủ lạnh hoạt động trong thời gian dài nhưng không lạnh
  • Máy nén hoạt động bình thường nhưng khí lạnh tỏa ra rất ít
  • Dàn nóng hai bên tủ chỉ hơi nóng, chứ không nóng như khi tủ lạnh hoạt động bình thường
  • Để chắc chắn liệu tủ lạnh nhà bạn có bị thiếu gas hay không, hãy liên hệ với cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra miễn phí tại nhà và bơm gas nếu cần thiết.

Tại sao tủ lạnh có tiếng như nước chảy phát ra?

Ở dưới đáy tủ lạnh có một máy nén, có nhiệm vụ tạo ra áp suất cao, đưa không khí vào bộ phận làm lạnh. Không khí gặp lạnh biến thành thể lỏng chảy qua hệ thống ống nhỏ nhằm giảm áp suất và giảm nhiệt, cuối cùng dẫn vào hộp bốc hơi nằm trong tủ lạnh. Tại đây, chất lỏng hấp thụ nhiệt của không khí và thực phẩm để trở lại thể khí, sau đó quay trở về máy nén. Quy trình này diễn ra tuần hoàn liên tục. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nghe thấy tiếng nước chảy trong tủ lạnh.

Tại sao phải xả tuyết hay xả tủ (đối với loại tủ lạnh đóng tuyết)?

Đối với một số dòng tủ lạnh đời cũ, còn xảy ra tình trạng đóng tuyết thì việc xả tủ là rất cần thiết. Bởi vì tuyết đóng trên bề mặt bên trong tủ lạnh sẽ khiến công suất tiêu thụ điện năng tăng cao, hơi lạnh không đều khiến cho thực phẩm không được làm lạnh đủ, dễ bị hư hỏng. Mặt khác, lớp tuyết dày khiến cho dung tích của tủ bị giảm đi và việc vệ sinh tủ lạnh cũng khó khăn hơn. Do đó, bạn cần xả tủ lạnh thường xuyên để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Tại sao ngăn đá của tủ lạnh bị đóng tuyết?

Sau một thời gian sử dụng, bạn phát hiện tủ lạnh bị đóng tuyết hoặc đọng nước. Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Rơ-le (còn gọi là Timer) không đóng sang tiếp điểm xả đá, khiến cho quá trình xả đá bị gián đoạn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cuộn dây mô-tơ bị cháy, bánh răng bị kẹt do bám bẩn, khô mỡ hoặc mòn.
  • Sò lạnh không thông mạch: Sò lạnh có bản chất là rơ-le xả tuyết, giúp thanh điện trở xả tuyết hoạt động bình thường và ngăn chặn thanh đốt nóng khi không cần thiết, tránh lãng phí điện năng.
  • Cầu chì nhiệt bị đứt, khiến bộ phận xả đá ngưng hoạt động, dẫn đến tủ lạnh bị đóng tuyết.
  • Điện trở gia nhiệt bị đứt, khiến cho tủ lạnh hoạt động quá tải, dễ bị hỏng hóc và dễ bị đóng tuyết.
  • Để xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục triệt để, bạn hãy liên hệ ngay cho cơ sở sửa chữa điện lạnh uy tín để được kiểm tra tại nhà.

Vì sao xung quanh cánh cửa tủ lạnh của tôi có đọng những giọt nước (bị đổ mồ hôi)?

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị “đổ mồ hôi”, cụ thể như sau:

  • Thời tiết “nồm”: Đây là kiểu thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía Bắc. Độ ẩm cao trên 75% cùng mưa phùn kéo dài khiến tủ lạnh bị đọng hơi nước. Không riêng gì tủ lạnh mà ngay cả sàn nhà và các vật dụng khác cũng xảy ra hiện tượng này. Tất cả việc bạn cần làm là lau khô tủ thường xuyên mà thôi.
  • Gioăng tủ mất độ đàn hồi, khiến cửa tủ lạnh không được đóng kín. Trong trường hợp này, bạn có thể hơ nóng gioăng tủ rồi lắp lại hoặc thay gioăng mới.
  • Xốp cách nhiệt bị hư hỏng khí lạnh thoát ra qua tấm cách nhiệt của tủ gây ra tình trạng “đổ mồ hôi”.
  • Quên đóng kín cửa tủ lạnh: với lỗi này, bạn chỉ cần đóng tủ là được. Thật đơn giản phải không nào?

Tại sao tủ lạnh của tôi bị đọng sương ở ngăn chứa rau quả?

Sau một thời gian sử dụng, bạn phát hiện tủ lạnh nhà mình bị đọng sương ở ngăn chứa rau quả. Một số lí do có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Gioăng tủ mất độ đàn hồi co giãn, khiến cửa tủ lạnh không được đóng kín. Không khí từ bên ngoài tràn vào tủ lạnh gây ra tình trạng đọng sương. Trong trường hợp này, bạn có thể hơ nóng gioăng tủ để nó co vào rồi lắp lại hoặc thay gioăng mới.
  • Xốp cách nhiệt gặp hư hỏng khiến nhiệt độ trong tủ lạnh không ổn định, dễ gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trong ngăn chứa rau quả.
  • Thời tiết nóng ẩm, không khí trong tủ tạo thành hơi nước tích tụ trên bề mặt ngăn rau quả.
  • Tích trữ quá nhiều rau củ trong ngăn chứa cũng khiến việc làm lạnh kém hiệu quả, góp phần tạo ra tình trạng này.

Tại sao tôi để kem trong ngăn đá mà không đông?

Tình trạng không đông đá thường xuất hiện khi tủ lạnh đã hoạt động trong thời gian dài, không được bảo dưỡng thường xuyên. Những nguyên nhân gây ra tình trạng không đông đá bao gồm:

  • Đệm cao su bị hỏng, mất đàn hồi khiến tủ lạnh đóng không kín. Khí lạnh bị thoát ra ngoài trong khi khí nóng tràn vào trong dẫn đến tủ không đông đá.
  • Ống dẫn từ bộ làm lạnh vào trong tủ bị tắc, khiến khí lạnh không đến được với ngăn đá.
  • Bộ xả đá bị hư hỏng, khiến tuyết tích tụ quanh dây thiết bị bay hơi, làm giảm khả năng đông đá.
  • Tủ lạnh bị thiếu gas dẫn đến khả năng làm lạnh kém hiệu quả.
  • Ngăn đá chứa quá nhiều thực phẩm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến tủ lạnh không đông được đá.
  • Để xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục triệt để, bạn hãy liên hệ ngay cho cơ sở sửa chữa điện lạnh uy tín để được kiểm tra tại nhà

Có nên ngắt điện tủ lạnh nếu không cần sử dụng trong một thời gian dài?

Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài (trên 1 tháng), bạn nên rút điện khỏi tủ lạnh. Cất hết thực phẩm đang dự trữ trong tủ, vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh. Sau đó, bạn nên bọc tủ hoặc che bằng vải để tránh gián, chuột phá hoại linh kiện trong tủ lạnh. Tủ lạnh nên được đặt ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Tủ lạnh có 2 lỗ dán giấy bạc phía sau có tác dụng gì, có gỡ giấy bạc ra được, ảnh hưởng gì không?

Trên mỗi tủ lạnh đều có 2 lỗ dán giấy bạc, đó là cửa để bơm bọt xốp khi sản xuất. Bạn có thể gỡ giấy bạc ra, điều này không ảnh hưởng gì đến hoạt động của tủ lạnh.

Vì sao tủ lạnh kêu to, rung mạnh khi hoạt động?

Đây là lỗi không hiếm gặp trên tủ lạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, cụ thể như sau:

  • Tủ lạnh kê không cân bằng với mặt sàn, khiến tủ lạnh bị rung.
  • Vỏ tủ lạnh bị lỏng, rung trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để bất kì vật thể nào khác trên tủ lạnh hoặc gắn nam châm trên vỏ tủ lạnh.
  • Dung tích tủ lạnh lớn, khiến tiếng ồn phát ra cũng lớn hơn
  • Vít bắt dàn lạnh bị lỏng, gây ra tiếng “lục cục” khi tủ lạnh hoạt động.
  • Máy nén bị hỏng, gây ra tiếng ồn ở phía chân tủ lạnh.
  • Rơ-le xả đá bị hư, khiến tuyết bám vào cánh quạt. Quạt quay không đúng tốc độ nên phát ra tiếng kêu lạ.
  • Mô tơ cánh quạt bị khô dầu mỡ.
  • Ghim lốc máy bị tuột hoặc lệch, phát ra tiếng kêu “re re”
  • Chảo đựng nước thải bị hư/lệch, chạm vào đường làm mát hoặc dây tản nhiệt. Khi đó, chảo sẽ bị rung và phát ra tiếng ồn.
  • Để xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục triệt để, bạn hãy liên hệ ngay cho cơ sở sửa tủ lạnh uy tín để được kiểm tra tại nhà

Tủ lạnh lâu đông đá, làm thế nào để tủ nhanh đông hơn?

Bạn không thể thay đổi công suất làm lạnh của tủ. Tuy nhiên, nếu tủ lạnh đang hoạt động thấp hơn công suất thực tế của nó, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

  • Gas làm lạnh bị thiếu/hết
  • Cửa tủ lạnh bị hỏng gioăng, đóng không kín khiến hơi lạnh thoát ra ngoài.
  • Tủ lạnh bị đóng tuyết, khiến hiệu suất làm mát bị giảm.
  • Bạn đặt quá nhiều khay đá trong ngăn đông: đây là điều không nên làm, kể cả khi bạn đang cần gấp. Quá nhiều khay đá sẽ khiến dòng khí lạnh lưu thông không đều, dẫn tới đá không thể đông hoặc đông rất chậm.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thay khay nhựa bằng khay inox để tăng tốc độ làm đông của thực phẩm.

Có thể để đồ vật trên nóc tủ lạnh không?

Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả nhất, bạn không nên đặt đồ vật trên nóc tủ lạnh, đặc biệt là bình nước hay vật nặng. Khi bạn đóng mở tủ lạnh, nước trong bình có thể đổ xuống tủ lạnh gây chập mạch và cháy nổ. Bên cạnh đó, các vật nặng sẽ làm hỏng bề mặt tủ cũng như các linh kiện bên trong. Tủ lạnh cần được thông thoáng để khả năng thoát nhiệt là tốt nhất.

Cách vệ sinh tủ lạnh đúng cách?

Điện lạnh Trần Lê sẽ hướng dẫn bạn 5 bước đơn giản để vệ sinh tủ lạnh:

  • Bước 1: Rút điện và dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh.
  • Bước 2: Vệ sinh mặt ngoài tủ lạnh bằng khăn và dung dịch chuyên dụng. Mặt đáy và mặt sau của tủ có thể dùng cây phất trần để quét sạch bụi.
  • Bước 3: Vệ sinh bên trong tủ lạnh. Tháo các ngăn của tủ lạnh, rửa sạch, phơi khô. Lau bằng khăn ẩm măt trong của tủ. Sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô.
  • Bước 4: Xịt khử khuẩn, khử mùi bên trong tủ lạnh bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Bước 5: Sắp xếp lại đồ ăn vào tủ rồi cắm điện.

Cách điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát và ngăn đông của tủ lạnh cho hợp lí?

  • Với ngăn đông, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thực phẩm là -18 độ C. Nếu bạn có ít đồ, có thể điều chỉnh thực phẩm ở mức -12 độ C. Tuy nhiên, để bảo quản thực phẩm dài ngày, hãy lựa chọn mức -18 độ C.
  • Với ngăn mát, nếu tủ đang chứa ít thực phẩm, bạn có thể để nhiệt độ ở mức trung bình. Nếu tủ đang dự trữ nhiều đồ ăn, hãy để chế độ làm lạnh ở mức cao. Ngoài ra, tùy thuộc vào tương quan lượng thực phẩm giữa ngăn đông và ngăn mát, bạn có thể điều chỉnh mức gió như sau:
  • Ngăn đông nhiều thực phẩm hơn ngăn mát: điều chỉnh gió nhiều hơn ở ngăn đông
  • Ngăn đông ít thực phẩm hơn ngăn mát: điều chỉnh gió nhiều hơn ở ngăn mát
  • Hai ngăn tương tự nhau: điều chỉnh gió ở mức trung bình.

Nguyên nhân tủ lạnh bị đọng nước (đổ mồ hôi) ở mặt cánh tủ hoặc sau lưng tủ?

Tình trạng đọng nước xảy ra phổ biến đối với tủ lạnh, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Thời tiết “nồm”: Đây là kiểu thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía Bắc, trời nóng và độ ẩm không khí cao khiến tủ lạnh bị đọng hơi nước ở tất cả các mặt. Bạn cần dùng khăn lau khô để giữ cho tủ lạnh được thông thoáng.
  • Gioăng tủ mất độ đàn hồi, khiến cửa tủ lạnh không được đóng kín. Trong trường hợp này, bạn có thể ngâm gioăng trong nước sôi, hơ nóng để khôi phục độ đàn hồi.
  • Xốp cách nhiệt bị hư hỏng khí lạnh thoát ra qua tấm cách nhiệt của tủ gây ra tình trạng “đổ mồ hôi”.
  • Quên đóng kín cửa tủ lạnh: bạn hãy đóng cửa tủ kín lại và theo dõi xem hiện tượng đọng nước có kết thúc hay không.
  • Để xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục triệt để, bạn hãy liên hệ ngay cho cơ sở sửa chữa điện lạnh uy tín để được kiểm tra tại nhà

Cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh có ảnh hưởng gì không? Có loại thực phẩm nào không nên cho vào tủ lạnh?

Bạn không nên cho thức ăn nóng vào tủ lạnh vì những lí do sau:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn: thức ăn đang nóng chuyển thành lạnh đột ngột sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Giảm tuổi thọ của tủ lạnh: thức ăn nóng sẽ khiến nhiệt độ trong tủ tăng lên, tủ lạnh ngay lập tức phải khởi động mô-tơ để đưa nhiệt độ về mức bình thường. Điều này khiến tủ lạnh giảm tuổi thọ. Đó là chưa kể đến các ngăn, kệ của tủ lạnh có thể bị biến dạng do nhiệt độ cao.
  • Tốn điện: tủ lạnh phải hoạt động nhiều hơn, đồng nghĩa với chi phí điện sẽ cao hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho các thực phẩm sau vào bảo quản trong tủ lạnh:
  • Các loại hạt, củ có mầm như khoai tây, hành, tỏi…
  • Cà chua và bơ, bạn có thể dự trữ trong tủ lạnh nhưng nhiệt độ bên ngoài mới là tốt nhất
  • Chuối xanh: nếu bỏ chuối xanh vào tủ lạnh, chuối sẽ bị nhũn và hỏng. Bạn nên đợi chuối chín, sau đó mới bỏ vào tủ lạnh.
    Các loại thực phẩm có mùi như sầu riêng, mít, mắm tôm…
  • Đồ khô: bạn nên để đồ khô ở nơi cao, khô ráo chứ không nên để tủ lạnh vì chúng sẽ dễ bị ẩm mốc. Riêng về hải sản khô, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh (không nên để ngăn mát)

Tại sao để rau quả trong ngăn mát lại bị nhũn, đóng đá?

  • Rau củ sau khi thu hoạch vẫn còn thực hiện quá trình hô hấp. Nếu bạn không bọc thì rau củ sẽ nhanh mất nước và bị héo úa. Còn bạn bọc quá kín thì rau sẽ không hô hấp được, dễ bị thối rữa. Bạn hãy bọc rau củ và chừa một ít lỗ hở để không khí lưu thông. Bạn cũng không nên rửa rau quả trước khi bảo quản, vì càng rửa sạch thì rau quả càng mau hư.
  • Bên cạnh đó, bạn hãy xem xét nhiệt độ tủ lạnh có thấp quá không. Hãy chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với lượng thực phẩm trong tủ để bảo quản được tốt nhất, tránh bị nhũn và đóng đá.

Tại sao ngăn đá vẫn đông đá bình thường nhưng ngăn mát lại không lạnh?

Với trường hợp ngăn đông hoạt động bình thường nhưng ngăn mát kém lạnh, nguyên nhân có thể do:

  • Gioăng cao su cửa ngăn mát bị mất đàn hồi, khiến cánh tủ không đóng kín.
  • Đèn của ngăn mát không tự tắt. Nhiệt độ cao của đèn khiến khả năng làm lạnh của tủ bị ảnh hưởng.
  • Quạt của tủ lạnh bị hư hỏng, khí lạnh từ ngăn đông không được thổi xuống ngăn mát.
  • Ngăn đông bị đóng tuyết, làm cho hơi lạnh không lưu thông xuống ngăn mát.
  • Điều chỉnh nhiệt độ, quạt gió giữa 2 ngăn không chính xác dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ.
  • Dự trữ quá nhiều thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Để khắc phục triệt để hư hỏng, bạn nên liên hệ với cơ sở sửa chữa tủ lạnh uy tín để được kiểm tra và đánh giá chính xác lỗi mà thiết bị đang gặp phải.

Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá?

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đóng tuyết trong ngăn đá bao gồm:

  • Rơ-le xả đá (Timer) bị hỏng: Có vai trò ngắt mạch máy nén, rơ-le xả đá hoạt động song song với quá trình làm lạnh giúp tủ không bị đóng tuyết. Nếu nó bị hư, quá trình xả đá bị tạm dừng, làm cháy cuộn dây mô tơ khiến cho tủ lạnh bị đóng tuyết.
  • Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch: Có nhiệm vụ đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết bám trên dàn lạnh, giúp đốt nóng dàn lạnh khi cần thiết. Khì sò lạnh hỏng, thanh điện trở hoạt động kém hiệu quả gây ra hiện tượng đóng tuyết.
  • Cầu chì nhiệt bị đứt: cầu chì nhiệt đứt khiến bộ phận xả đá dừng hoạt động, ngay lập tức tủ lạnh sẽ đóng tuyết.
  • Ít vệ sinh, bảo dưỡng tủ lạnh: đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng đóng tuyết. Bạn cần thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng các chi tiết, linh kiện của tủ lạnh để hiệu quả hoạt động của thiết bị là cao nhất.

Tại sao phải thực hiện tiếp đất cho tủ lạnh? Cách tiếp đất đúng cách như thế nào?

  • Thực hiện tiếp đất cho tủ lạnh chính là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình, giúp hạn chế giật điện. Đồng thời, việc này cũng giúp bảo vệ thiết bị khỏi sét đánh hay chập điện. Đặc biệt, tủ lạnh và máy giặt là thiết bị nhất thiết cần phải tiếp đất.
  • Về nguyên tắc, dây tiếp đất phải tiếp xúc tốt trong khoảng đất rộng, điện trở của dây không quá 4 ôm. Nếu bạn ở chung cư hoặc nhà riêng nhưng không có sẵn hệ thống tiếp đất (ổ cắm 3 chấu), bạn có thể tận dụng khung cửa bằng kim loại hoặc bất kì phần kim loại nào có chân chôn vào tường hoặc sàn vài cm. Bạn lấy một sợi dây điện nối từ vỏ tủ lạnh rồi cho tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại của khung cửa để tiếp đất.

Tại sao có hiện tượng giật nhẹ tê tê khi chạm tay vào sản phẩm?

  • Đó là dấu hiệu cho việc tủ lạnh của bạn bị rò điện. Nguyên nhân do tủ lạnh nhà bạn đã sử dụng quá lâu, khả năng cách điện bị giảm đi; hoặc đường dây bị hở điện. Một số nguyên nhân khác có thể là nơi đặt tủ lạnh bị ẩm, đầu phích cắm không đảm bảo chất lượng hay đã xuống cấp…

Bạn có thể dùng một số giải pháp để khắc phục tình trạng rò điện như sau:

  • Thay phích cắm/đường dây điện mới
  • Lau khô mọi bề mặt và khu vực đặt tủ lạnh.
  • Đi dép trong nhà, lau khô tay trước khi chạm vào tủ lạnh.
  • Thực hiện tiếp đất cho tủ lạnh
  • Tuy nhiên để đảm bảo sửa triệt để lỗi rò điện, bạn hãy gọi ngay cho các cơ sở điện lạnh uy tín để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Khi nào cần vệ sinh máy lạnh?

Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc không khí của máy lạnh bị bám nhiều bụi bẩn khiến cho khả năng làm lạnh bị suy yếu. Điều này gây ra lãng phí điện năng mà công suất hoạt động của máy lại thấp. Nếu hoạt động lâu dài trong tình trạng này, tuổi thọ và độ bền của máy lạnh sẽ sụt giảm.

Đối với hộ gia đình, bạn nên vệ sinh máy lạnh định kì 6 tháng/lần. Đối với công ty và hộ kinh doanh, 2-3 tháng/lần là tần suất vệ sinh phù hợp. Trong những môi trường nhiều khói bụi, bạn cần vệ sinh 1 tháng/lần để chất lượng không khí được tốt nhất.

Giá vệ sinh máy lạnh như thế nào?

Giá vệ sinh máy lạnh tùy thuộc vào công suất của thiết bị, cụ thể như sau:

  • Máy lạnh treo tường 1.0 – 2.5 HP: 100,000 – 150,000 đồng.
  • Máy lạnh tủ đứng, âm trần, áp trần 2 HP – 3.5 HP: 180,000 – 250,000 đồng.
  • Máy tủ đứng, âm trần, áp trần 4 HP – 5.5 HP: 300,000 – 400,000 đồng.

Đối với dịch vụ sạc gas, đơn giá được tính như sau:

  • Gas R22: 7,000 đồng/PSI
  • Gas R410A, R32A: 10,000 đồng/PSI

Lưu ý: Với những trường hợp máy lạnh ở vị trí khó tiếp cận, cần đến thang dây và thiết bị bảo hộ, Điện lạnh Trần Lê sẽ khảo sát rồi báo giá chi tiết sau.

Tại sao cục nóng kêu to?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cục nóng của máy lạnh kêu to, có thể kể đến như:

  • Ron cao su dưới chân đế cục nóng máy lạnh bị cứng, chai hoặc mất. Khi quạt của dàn nóng hoạt động, thiết bị rung lắc mạnh gây ra tiếng kêu.
  • Cục nóng lâu ngày không được vệ sinh, bụi bẩn bám vào các thiết bị bên trong gây cản trở hoạt động.
  • Thợ lắp đặt sai kỹ thuật, khiến trọng tâm cục nóng lệch về bên phải. Sau một thời gian, giá đỡ cục nóng bị lỏng dẫn đến phát ra tiếng động lớn.
  • Quạt gió gặp hư hỏng hoặc nước mưa làm khô dầu khiến quạt không thể vận hành trơn tru. Trong trường hợp xấu nhất, quạt có thể bị bể dẫn đến quạt quay không đồng trục, cọ vào dây điện phát ra tiếng kêu.
  • Vật thể lạ rơi vào dàn nóng, có thể kể đến như các loài côn trùng, bò sát hay sỏi đá.. vô tình lọt vào thiết bị của bạn.

Có nên hẹn giờ cho máy lạnh?

  • Nếu bạn có thời gian biểu cố định hằng ngày thì việc hẹn giờ cho máy lạnh là điều nên làm. Bạn có thể hẹn giờ mở máy lạnh trước khi về nhà 15 phút để tận hưởng sự mát mẻ ngay khi bước vào phòng. Tuy nhiên, bạn không nên để nhiệt độ của máy lạnh quá thấp, tránh sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng và ngoài trời gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên hẹn giờ tắt máy lạnh khi đã chìm sâu vào giấc ngủ. Điều này giúp bảo vệ hệ hô hấp của bạn và cả gia đình.
  • Bạn cần thường xuyên kiểm tra thời gian hiển thị trên máy lạnh có trùng khớp với thực tế hay không để chức năng này hoạt động hiệu quả nhất. Chế độ hẹn giờ bị tự hủy khi mất điện, trong trường hợp đó bạn sẽ phải thao tác lại từ đầu.

Tuổi thọ trung bình của máy lạnh được bao lâu?

  • Tuổi thọ trung bình lý tưởng của máy lạnh từ 10 -15 năm, nhưng nhiều người chỉ sử dụng được 6 – 7 năm đã phải thay đồ mới. Trong thực tế, tuổi thọ của máy lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thương hiệu máy lạnh, môi trường hoạt động, tần suất sử dụng và sự bảo dưỡng, vệ sinh đúng cách.

Người xưa có câu “của bền tại người”, nếu bạn sử dụng đúng cách thì sẽ kéo dài được tuổi thọ của máy lạnh. Những việc bạn nên làm để tăng độ bền của máy lạnh bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng máy lạnh định kì 6 tháng/lần.
  • Không nên bật máy lạnh 24/24, chỉ sử dụng khi cần thiết. Hạn chế để nhiệt độ quá thấp/quá cao.
  • Đảm bảo duy trì dòng điện ổn định, giúp các linh kiện trong máy lạnh hoạt động hiệu quả.

Bao giờ Việt Nam ngừng sử dụng gas R22?

Xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 80 năm, gas R22 là loại gas đầu tiên được sử dụng cho máy lạnh. Tuy nhiên, gas R22 được chứng minh gây hại cho tầng ozone nên đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Đa phần các nhà sản xuất cũng đã dừng sử dụng gas R22 trên các thế hệ máy lạnh đời mới. Mặc dù vậy, loại gas này vẫn đang tồn tại trên các dòng máy lạnh cũ ở Việt Nam.

Theo hiệp định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ phải ngừng sử dụng gas R22 sau năm 2020. Do đó, tần suất xuất hiện của loại gas này chỉ còn rất ít, và sớm sẽ biến mất hoàn toàn khỏi Việt Nam

Có thể đặt bình hoa trên dàn nóng máy lạnh được không?

  • Câu trả lời là bạn không nên đặt bình hoa hay chậu cây trên dàn nóng máy lạnh.
  • Lí do đầu tiên, dàn nóng máy lạnh tỏa nhiệt rất mạnh sẽ khiến hoa bị khô héo, cây cối khó phát triển được. Đồng thời, khi dàn nóng hoạt động thường có độ rung nhất định. Nếu bạn để bình hoa hoặc chậu cây trên dàn nóng sẽ không an toàn và có thể phát ra tiếng động lạ. Lí do cuối cùng, dàn nóng là nơi để thoát nhiệt, đảm bảo cho máy lạnh hoạt động ổn định.
  • Vì vậy, bạn nên giữ cho dàn nóng được thông thoáng, không để bất kì vật thể nào ở trên/trước dàn nóng.

Có nên đặt đồ điện tử dưới máy lạnh không?

Khi vận hành, máy lạnh (dù muốn hay không) cũng có thể xảy ra hiện tượng rỉ nước. Nếu bạn đặt đồ điện tử như tivi, dàn âm thanh… dưới máy lạnh, những thiết bị đó sẽ dễ bị hư hỏng do tiếp xúc với nước. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn không nên để bất kì đồ điện tử nào ở dưới máy lạnh. Máy lạnh nên được đặt ở những nơi cao ráo, thoáng đãng như cửa ra vào, cửa sổ phòng để thiết bị vận hành hiệu quả nhất.

Tại sao máy lạnh thường xuyên nhiều nước?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc máy lạnh bị rò rỉ nước khi hoạt động, có thể kể đến như:

  • Lắp đặt không đúng cách: ống thoát nước không có độ dốc, hoặc đường ống quá dài mà không có lỗ thông gió…
  • Lưới lọc của máy lạnh bị bẩn do không vệ sinh thường xuyên.
  • Ống thoát nước bị nghẽn hoặc bị vỡ
  • Quạt dàn lạnh bị hỏng, không quay hoặc quay chậm khiến máy lạnh bị đóng tuyết.
  • Máy lạnh bị thiếu gas, dẫn đến bị đóng tuyết.
  • Để khắc phục triệt để lỗi này, bạn nên tìm đến những trung tâm sửa máy lạnh uy tín để được hỗ trợ tận nhà.

Tại sao khi hoạt động quạt dàn lạnh bị kêu?

  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là quạt gió bị bẩn do sử dụng lâu ngày mà không vệ sinh thường xuyên. Do đó, khi máy lạnh vận hành quạt sẽ phát ra tiếng kêu to và hiệu quả làm mát giảm sút, gây lãng phí điện năng.
  • Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể tham khảo cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà hoặc liên hệ với cơ sở sửa máy lạnh uy tín để bảo dưỡng định kỳ.

Sao mà remote ko thấy °C mà hơi phát ra rất lạnh?

Nếu bạn thấy máy lạnh vẫn đang hoạt động trong khi remote không hiển thị nhiệt độ, rất có thể remote đã bị mất hình. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm:

  • Hết pin: đây là nguyên nhân thường xảy ra nhất. Bạn hãy mua pin mới để thay cho remote.
  • Đầu tiếp xúc pin đã bị hỏng. Pin sử dụng lâu ngày thường có hiện tượng rỉ sét làm hư đầu tiếp xúc pin, khiến bo mạch của remote và pin mất đường dẫn.
  • Hỏng bo mạch hoặc cáp kết nối giữa màn hình với bo mạch bị đứt: Để xác định nguyên nhân này, bạn cần mang remote đến cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra chính xác.

Vì sao máy lạnh không ra hơi lạnh?

Nếu máy lạnh vẫn hoạt động bình thường mà bạn không cảm thấy hơi lạnh phả ra thì có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Lưới lọc của dàn nóng/dàn lạnh bị bụi bẩn: Điều này khiến cho lượng gió hút vào/thổi ra của máy lạnh ít hơn, tiêu tốn điện năng mà hiệu quả làm mát thấp
  • Máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas: thiếu gas khiến không khí không được làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết và dẫn đến việc máy lạnh bị bám tuyết, rò rỉ nước.
  • Máy nén bị hỏng, khiến không khí không được làm mát (mặc dù vẫn có gió).
  • Hỏng board mạch, tụ điện: lỗi này sẽ biến máy lạnh của bạn thành chiếc quạt gió thông thường.
  • Dòng điện quá tải, chập chờn: nguồn điện yếu, không ổn định khiến cho máy nén hoạt động kém hiệu quả, giảm hiệu năng làm lạnh của thiết bị.
  • Máy lạnh bị chảy nước trong thời gian dài, sinh ra rêu mốc gây tắc nghẽn đường ống thoát; từ đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm lạnh.
  • Lắp máy lạnh không đúng vị trí, gần góc tường nóng, nơi phát nhiệt như bếp, dàn máy tính.
  • Công suất máy thấp trong khi diện tích phòng của bạn quá lớn.
  • Phòng không kín gió dẫn đến hơi lạnh thoát ra bên ngoài.
  • Bạn bật nhiệt độ chưa đủ thấp hoặc sai chế độ nên không cảm thấy lạnh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn không có hơi lạnh. Để kiểm tra chính xác nhất, bạn nên liên hệ với các cơ sở sửa chữa uy tín tại nhà.

Máy lạnh gree nhà e mở 27 phòng rất mát mà máy chạy liên tục ko ngắt là bị sao ạ? Mặc dù e mới vệ sinh.

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng máy lạnh là inverter và non-inverter. Với máy lạnh non-inverter, hệ thống lạnh sẽ hoạt động theo cơ chế đủ lạnh thì ngắt, thiếu lạnh thì khởi động trở lại. Nói nôm na là đóng – mở liên tục. Còn máy lạnh inverter không bao giờ ngắt điện và nhiệt độ sẽ duy trì ổn định.

Bạn cần kiểm tra lại điều hòa mình đang dùng có inverter hay không. Nếu có inverter, bạn không cần lo lắng do máy lạnh nhà bạn đang hoạt động ổn định. Trong trường hợp còn lại, nguyên nhân có thể do máy làm lạnh kém nên phải vận hành liên tục để duy trì mức nhiệt 27 độ. Để xác định chính xác vấn đề, bạn cần liên hệ với trung tâm sửa chữa máy lạnh để được kiểm tra và tư vấn.

1 tháng máy lạnh tốn bao nhiêu tiền điện?

Tùy vào loại máy lạnh (có inverter hoặc không), công suất máy lạnh và thời gian sử dụng mà chi phí điện sẽ khác nhau. Với trung bình 8 tiếng sử dụng một ngày (từ 22h đến 6h sáng hôm sau), tiền điện của máy lạnh trong 1 tháng sẽ là:

  • Máy lạnh 9000 BTU (1 HP): 500,000 – 600,000 đồng/tháng
  • Máy lạnh 12000 BTU (1,5 HP): 800,000 – 900,000 đồng/tháng
  • Máy lạnh 18000 BTU (2 HP): 1,000,000 – 1,200,000 đồng/tháng

Máy lạnh inverter sẽ giúp bạn tiết kiệm 20 – 30% điện năng so với máy lạnh thông thường. Bên cạnh đó, các yếu tố như nhiệt độ phòng, công suất phù hợp với diện tích, tình trạng máy lạnh… cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng sử dụng của thiết bị.

Để tiết kiệm điện năng, bạn hãy để nhiệt độ trong mức hợp lý (25 – 28 độ C), không nên bật máy lạnh 24/24 hay bật/tắt liên tục máy lạnh. Đồng thời, bạn cần đảm bảo phòng kín và vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên để hiệu quả làm lạnh được tốt nhất.

Công dụng của máy lạnh inventer là gì?

Máy lạnh inverter sử dụng công nghệ biến tần tiên tiến giúp điều chỉnh tốc độ quay của máy nén phù hợp với tốc độ làm lạnh, thông qua bộ mạch điện tử chứa vi xử lý thông minh. Do đó, máy lạnh inverter không phải bật – tắt liên tục như máy lạnh thông thường và duy trì được mức nhiệt độ ổn định. Vì vậy, máy lạnh inverter giúp tiết kiệm điện năng từ 30% so với thông thường. Đồng thời, máy lạnh inverter cũng hoạt động êm ái và ổn định hơn, mang lại cho bạn trải nghiệm dễ chịu nhất.

Chọn máy lạnh sử dụng loại Gas nào tốt nhất?

Theo nghị định thư Kyoto năm 1997, gas R22 phải được xóa bỏ hoàn toàn tại Việt Nam từ sau năm 2020. Do đó, trên thị trường chỉ còn gas R32 và gas R410A. Ưu và nhược điểm của 2 loại gas này như sau:

  • R410A
  • R32

Ưu điểm

  • Hiệu quả làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với gas R22 cũ
  • Làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện năng hơn so với gas R22
  • Không gây thủng tầng Ozon
  • Tiết kiệm điện và hiệu suất làm lạnh vượt trội hơn hẳn so với gas R410A
  • Làm lạnh nhanh và sâu hơn so với gas R410A
  • Tiêu chuẩn khí thải GWP (550) của gas R32 thấp hơn nhiều lần so với gas R410A. Qua đó, lượng khí thải giảm đến 75%, góp phần bảo vệ môi trường, chống hiệu ứng nhà kính.

Nhược điểm

  • Dễ gây thiếu oxi ở tầm thấp, gây nguy hiểm nếu có hiện tượng rò rỉ gas
  • Khó bảo dưỡng máy lạnh, bạn phải rút hoàn toàn gas cũ ra khỏi thiết bị trước khi bơm gas mới và cần nhiều thiết bị chuyên dụng
  • Máy lạnh sử dụng gas R32 thường có giá thành cao hơn.
  • Khó lắp đặt và bảo trì hơn so với máy lạnh dùng gas R410A nếu không đủ dụng cụ chuyên dụng.
  • Nếu không xét đến giá cả, thì gas R32 mới nhất sẽ là loại gas tốt nhất cho máy lạnh, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện năng.

Mức nhiệt độ thiết lập thích hợp nhất cho con người là bao nhiêu?

Theo các nhà khoa học, mức nhiệt độ lý tưởng nhất với sức khỏe con người là từ 25 đến 28 độ C. Đối với trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ, con số này từ 28 đến 30 độ C. Trong mức nhiệt 25 – 28 độ C, máy lạnh cũng hoạt động ổn định và tiết kiệm điện nhất.
Ngoài ra, khi sử dụng máy lạnh bạn không nên để luồng khí thổi trực tiếp vào người để tránh các bệnh về đường hô hấp. Không nên sử dụng máy lạnh liên tục trong thời gian dài và nên dùng kèm quạt điện để phòng thoáng khí.

Nếu phòng của tôi bị mặt trời chiếu sáng trực tiếp thì có ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn máy lạnh không?

Câu trả lời là có. Nếu căn phòng của bạn bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nhiệt độ phòng thường duy trì ở mức cao. Do đó, bạn cần chọn máy lạnh có công suất cao hơn mức cần thiết (đối với diện tích phòng) để đạt được hiệu quả làm mát cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây khi lựa chọn máy lạnh:

  • Mức độ cách nhiệt của mái nhà và tường
  • Độ thoáng của phòng ( phòng có nhiều đồ đạc, đặc biệt là đồ điện tử hay không?)
  • Mật độ người, tần suất ra/vào phòng
  • Phòng có nhiều cửa sổ, cửa kính hay không?
  • Các yếu tố làm tăng nhiệt độ phòng đều khiến bạn phải lựa chọn công suất máy lạnh lớn hơn.

Gas R22 và gas R410a có gì khác nhau?

Theo hiệp định thư Kyoto năm 1997, gas R22 đã chính thức bị cấm sử dụng trên toàn thế giới do tác hại nghiêm trọng của nó đến tầng ozone. Do đó, gas R410a đã được phát minh để thay thế cho gas R22. Dưới đây là bảng so sánh 2 loại gas:

  • R22
  • R410A

Ưu điểm

  • Dễ bơm gas, dễ bảo trì
  • Giá thành rẻ
  • Hiệu quả làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với gas R22 cũ
  • Làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện năng hơn so với gas R22
  • Không gây thủng tầng OzonCó thể gây ngạt nếu bị rò rỉ với nồng độ cao

Nhược điểm

  • Gây thủng tầng ozone
  • Hiệu quả làm lạnh thấp
  • Dễ gây thiếu oxi ở tầm thấp, gây nguy hiểm nếu có hiện tượng rò rỉ gas
  • Khó bảo dưỡng máy lạnh, bạn phải rút hoàn toàn gas cũ ra khỏi thiết bị trước khi bơm gas mới và cần nhiều thiết bị chuyên dụng

Sau khi liên hệ thì bao lâu kỹ thuật viên sẽ có mặt?

Hiện tại các chi nhánh của Điện lạnh Trần Lê đã phủ khắp trên tất cả Quận, Huyện tại TP HCM. Sau 30 phút kỹ thuật viên Điện lạnh Trần Lê sẽ có mặt và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. Hoặc quý khách có thể đặt lịch trước qua số Hotline:0937169881- 0937 169 881. Điện lạnh Trần Lê cam kết luôn hỗ trợ đúng giờ đối với khách hàng đặt lịch trước!

Đèn báo tín hiệu lọc có chức năng gì?

Khi đèn báo tín hiệu lọc phát sáng, điều này nghĩa là phin lọc khí đã đến lúc cần được vệ sinh. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần thiết lập lại đèn báo sáng bằng cách nhấn nút tín hiệu bộ lọc trên Remote để tắt đèn báo.

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gửi tin nhắn Chat Zalo
0917133468
Liên hệ