Sau 1 thời gian sử dụng, bỗng nhiên bạn phát hiện trên ngăn đá của tủ lạnh xuất hiện một lớp tuyết dày đặc bám bên trong.
Lớp tuyết này không chỉ làm tiêu tốn diện tích bên trong ngăn đông tủ lạnh mà còn gây lãng phí điện năng nếu như không tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tủ lạnh của bạn bị đóng tuyết. Hãy cùng điện lạnh Trần Lê tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết qua nội dung dưới đây.
Mục Lục
TỦ LẠNH BỊ ĐÓNG TUYẾT CÓ TỐN ĐIỆN KHÔNG?
Khi tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá sẽ làm cản trở sự lưu thông của hơi lạnh; Lúc này hơi lạnh bị ứ đọng lại , không thổi ra ngoài được để làm đông đá.
Đôi khi lớp tuyết còn làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được.
Mặt dù cả 2 ngăn tủ điều không có hơi lạnh. Nhưng thực chất là các linh kiện bên trong tủ vẫn đang hoạt động bình thường.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh hoạt động liên tục không tự ngắt. Dẫn đến trường hợp tiêu tốn nhiều điện năng, quá tải gây hư hỏng linh kiện tủ lạnh.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO TỦ LẠNH BỊ ĐÓNG TUYẾT
Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh bị đóng tuyết thường gặp nhất hiện nay. Các bạn có thể tự kiểm tra tại nhà. Trong trường hợp nếu không có đồ nghề hoặc không có tay nghề chuyên môn; thì bạn có thể liên hệ với kỹ thuật viên chuyên ngành sửa tủ lạnh đến tận nhà sửa bạn nhé.
1. Do bị đứt cầu chì nhiệt
Cầu chì nhiệt nằm ở trên ngăn đá. Chức năng của cầu chì nhiệt là bảo vệ không cho bộ phận xả đá hoạt động quá lâu làm nóng tủ lạnh gây ra hư hỏng. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá cũng sẽ ngưng hoạt động; gây ra hiện tượng đông tuyết trong tủ lạnh.
2. Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch
Sò lạnh thực ra là rơ le xả tuyết. Nó nằm sau ngăn đá của tủ lạnh, được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh.
Chức năng chính của sò lạnh là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh; nhằm giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, ngăn chặn trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết.
Do đó, nếu sò lạnh bị hư hỏng, nó sẽ khiến cho thanh điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.
3. Do Rơ le xả (Timer) không đóng sang tiếp điểm xả đá
Rơ le xả (Timer) được lắp đặt ở vị trí trong ngăn để rau, củ quả; Hoặc nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor tùy theo thiết kế của từng loại tủ lạnh.
Nhiệm vụ của nó rất quan trọng đó chính là chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá.
Bộ phận này nếu bị hư hỏng sẽ thường gây ra tình trạng tủ lạnh không lạnh ngăn mát. Từ đó làm cho rau củ quả bên dưới bị hư do không đủ hơi lạnh để bảo quản.
CÁCH XỬ LÝ TỦ LẠNH BỊ ĐÓNG TUYẾT
Bước 1:
Đầu tiên, bạn phải tắt hết nguồn điện cho tủ lạnh. Việc này nhằm đảm bảo an toàn khi sửa tủ lạnh và tránh lãng phí nguồn điện năng.
Bước 2:
Tiếp đó, bạn phải lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài để đảm bảo vệ sinh.
Tốt nhất, bạn nên gói đồ ăn vào túi giữ nhiệt để thức ăn không bị hư hỏng, đặt chúng vào một nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà.
Bước 3:
Lấy từ từ các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Bước này bạn nên cẩn thận vì những khay này thường được gắn kết với tủ lạnh bởi các điểm chốt, ốc vít.
Bước 4:
Khi mở tủ lạnh và tủ lạnh ngừng hoạt động, đá sẽ tan chảy ra thành nước.
Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên lót giấy trên nền xung quanh tủ lạnh để ngăn không cho nước chảy lênh láng ra bên ngoài. Hãy chuẩn bị khăn, giẻ lau để lau dọn.
Bước 5:
Mở tất cả các cửa của tủ lạnh ra, đồng thời bạn cho 1 ca nước nóng để trong tủ lạnh mục đích cho đá nhanh tan hơn.
Bước 6:
Bạn dùng khăn mềm lau sạch lớp đá trong tủ lạnh, vệ sinh tủ lạnh.
Có thể cho một ít vani hoặc soda vào để cho tủ lạnh thơm tho hơn.
Trong trường hợp lớp đá nhiều quá bạn nên chuẩn bị một cái chậu để hứng nước đá.
Những khay đựng đá và thức ăn cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 7:
Bạn lau lại 1 lần nữa cho thật sạch bằng khăn khô. Chú ý không làm rách phần đệm bằng cao su ở cửa đóng mở tủ lạnh nhé.
Bước 8:
Đặt các khay thức ăn vào tủ lạnh và khay đá vào vị trí cũ. Sau đó mở nguồn chờ tủ lạnh đủ lạnh sau đó mới cho thức ăn vào sau.
Để làm giảm hiện tượng đông đá trong thành tủ lạnh; bạn nên thoa 1 lớp dầu ăn quanh thành.
Dầu ăn có độ nhờn trơn cao, nó sẽ giảm đáng kể việc nước đóng thành tuyết.
LỜI KHUYÊN CỦA ĐIỆN LẠNH TRẦN LÊ
- Đối với những dòng tủ lạnh đời cũ/ lâu năm thường không có chức năng tự xả tuyết. Vì thế tủ lạnh sẽ đóng tuyết sau khoảng thời gian sử dụng là điều bình thường.
- Bạn có thể áp dụng theo cách trên để xả tuyết cho tủ lạnh của mình định kỳ để giúp tủ làm lạnh tốt hơn.
- Riêng đối với những dòng tủ không đóng tuyết nhưng lại xuất hiện lớp tuyết trên ngăn đá; thì có thể là do tủ lạnh đã bị hư hỏng một vài linh kiện nào đó ở bên trên.
- Tùy theo mỗi nguyên nhân hư hỏng khác nhau mà bạn có thể áp dụng những lời khuyên bên trên; để có thể đưa ra giải pháp khắc phục hợp lý và tối ưu nhất cho tủ lạnh của mình.
- Trong trường hợp cần thay thế linh kiện, tốt nhất bạn nên sử dụng linh kiện chính hãng để giúp cho tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn.
Nếu cần sửa tủ lạnh tận nhà giá rẻ uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi:
Trung tâm bảo hành điện lạnh Trần Lê chuyên bảo hành máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, lò vi sóng, lò nướng chính hãng uy tín giá tốt tại tphcm.
- Điện Lạnh Trần Lê
- Địa chỉ: 191/25 Lê Lợi, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP HCM
- Điện thoại: 0917133468 – 0937169881
- Website: https://suachuadienlanhhcm.com
Bình luận